Bạn đã bao giờ tự hỏi: Răng cứng chắc như vậy tại sao lại cảm thấy ê buốt? Cấu tạo ngà răng như thế nào sẽ cho bạn biết tại sao răng của bạn cũng có thể nhạy cảm.
1. NGÀ RĂNG LÀ GÌ?
Cấu tạo ngà răng như thế nào -Chuyên gia giải đáp thắc mắc
Theo các chuyên gia nha khoa, ngà răng là một tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở thân răng, trong điều kiện bình thường ngà răng không lộ ra ngoài, và được bao phủ hoàn toàn bởi men răng và xương răng. Ngà răng bao bọc và bảo vệ cho tủy răng. Tuy nhiên, cấu tạo ngà răng như thế nào vì ngà là tổ chức ít rắn hơn và có độ đàn hồi hơn men răng.
2. CẤU TẠO NGÀ RĂNG NHƯ THẾ NÀO?
Ngà răng là một mô bị canxi hoá, chiếm khối lượng lớn nhất của răng. Ngà răng bao phủ toàn bộ tuỷ răng. Ngà răng tự nhiên có màu vàng nhạt, có độ đàn hồi cao. Ngà răng xốp và có tính thấm.
Ngà răng được tổng hợp và đắp thêm thường xuyên. Sự đắp thêm ngà răng xảy ra suốt đời, khi răng còn tồn tại, sự đắp dần theo hướng hướng tâm và phụ thuộc thể tích của tuỷ răng.
Ngà răng được bao bọc bởi men răng ở phần cổ răng và ở chân răng bằng ximăng răng, nơi bám của các dây chằng nha chu. Ngà răng gồm ngà phủ quanh tuỷ răng, ở phần cổ răng gọi là ngà vỏ.?
Ngà vỏ
Ngà vỏ nằm ngay dưới đường men-ngà là lớp ngà đầu tiên được thành lập. Có một vài khác biệt so với ngà quanh tuỷ:
– Lớp ngà này không mang ống, lớp này ngà chưa phát triển nhiều.
– Những nghiên cứu về lâm sàng và mô bệnh học cho thấy ngà vỏ là nơi dễ bị sâu răng nhất.
Ngà vỏ là nơi quy định màu răng.
Ngà quanh tuỷ
Đặc tính của ngà tuỷ là có những ống ngà nối từ men ngà xuống tuỷ răng. Số lượng ống ngà ở vùng gần tủy răng: 50.000 ống/mm2, ở vùng ngoại biên: 15.000 ống/mm2. Các ống chạy song song thẳng góc với chân răng, các ống ngà này cũng có điểm nối với nhau bằng 2 hoặc 3 nhánh.
Thành của tiểu quản ngà càng xa vùng tuỷ thường bị khoáng hoá bên trong, tạo các tiểu quản bị xơ hoá, điều này làm tính thấm của vùng càng xa tuỷ càng giảm. Chất căn bản quanh ống ngà được xem như là con đường liên lạc bảo đảm nuôi dưỡng ngà và men răng.
Ngà sinh lý được hình thành liên tục trong suốt thời gian tồn tại của răng với nhịp độ rất chậm. Ngà thứ phát hình thành bởi quá trình bệnh lý của răng (lớp ngà phản ứng ) do sâu răng, do sang chấn, do quá trình làm mòn răng hoặc do tạo lỗ hàn.
Độ cứng của ngà răng ở thân, cổ và chân răng tương tự nhau. Tuy vậy, tùy theo vùng, độ cứng của ngà có khác nhau. Ngà răng cứng nhất được thấy ở khoảng cách tủy 0,4 đến 0,6mm cho tới khoảng giữa lớp ngà, ở gần tủy, ngà răng mềm hơn, ở vùng ngoại vi tương đối mềm.
3. VAI TRÒ CỦA NGÀ RĂNG TRONG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
Tế bào ngà răng có độ cứng không bằng men, nên ngà răng rất dễ bị axít phá huỷ nếu men răng bên trên bị hỏng thì ngà răng sẽ dễ bị sụp đổ nhanh chóng. Do cấu tạo bên trong, giữa các tế bào ngà có những ống nhỏ chứa dây thần kinh và mạch máu nên ngà răng có cảm giác đau khi sâu răng tiến vào sâu trong lớp ngà. Chính cấu tạo ngà răng như thế nào nên ngà răng có cảm giác với nóng lạnh , chất chua ngọt, và hơi gió lạnh.
Cũng như men răng, ngà răng một khi đã bị sâu, mất chất bị bể, mẻ sẽ không tự tái tạo lại được. Cách duy nhất để tái tạo ngà răng bị mất làtrám răng hoặc làm răng giả.
Ngà răng thường là do di truyền và bẩm sinh về màu sắc cũng như về độ cứng. Ở trẻ nhỏ khi răng chưa mọc, mầm răng rất dễ bị nhuộm màu của thuốc. Răng bị nhiễm màu không thể tẩy trắng được.
Kháng sinh họ tetra (Oxytetra, tetracycline, terramycine có màu vàng) khi vào cơ thể ngoài răng ra nó còn làm xương cũng bị vàng, nhưng vì xương nằm bên trong không ai thấy được màu vàng bị nhiễm. Tuy vậy với trẻ trên 12 tuổi, răng vĩnh viễn đã mọc hoàn tất rồi thì không bị nhiễm màu vàng của thuốc nữa.
Tóm lại những cảm giác trên răng bạn thấy được đều do cảm giác ngà răng tạo ra. Màu sắc của răng cũng do ngà răng quyết định.
Qua những cấu tạo ngà răng như thế nào bạn mà có thể chăm sóc răng miệng tốt nhất để tránh gặp những bệnh lý gây hại cho răng. Tránh ăn quá nhiều những thực phẩm gây xỉn màu răng như cà phê, nước ngọt…
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét